Hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện Tiger

Hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện Tiger

Cập nhật ngày Bởi - Theo dõi chúng tôi trên Google News 0

Nồi cơm điện Tiger là thương hiệu gia dụng được nhiều người tin dùng nhờ chất lượng nồi tốt, mẫu mã đa dạng và nhiều tính năng đi kèm. Blog gia dụng sẽ gợi ý cho bạn cách sử dụng nồi cơm điện Tiger hiệu quả và bền lâu, tham khảo ngay nhé!

{tocify} $title = {Mục lục bài viết}

Ưu điểm nổi bật của nồi cơm điện Tiger

Lòng nồi làm từ hợp kim nhôm chống dính đảm bảo cơm chín mềm, thơm ngon, không bị cháy dính ở phần đáy nồi nên có thể vệ sinh một cách nhanh chóng và dễ dàng. 

Nhờ ứng dụng công nghệ nấu cao tần, người dùng có thể tiết kiệm tối đa điện năng tiêu thụ và thưởng thức cơm chín đều, không quá nhão hay khô nhờ khả năng tạo nhiệt độ lý tưởng cho từng loại gạo. 

Sở hữu nhiều chức năng thông minh như: chương trình nấu sẵn, chế độ hẹn giờ, giữ ấm,... vô cùng tiện lợi. 

Các mẫu nồi cơm cao cấp sẽ cho phép nấu nhiều loại gạo, đặc biệt, nồi cơm Tiger còn được trang bị thêm công nghệ nấu Tacook độc quyền có khả năng vừa nấu cơm vừa hấp hoặc hâm nóng thức ăn mà vẫn đảm bảo giữ được hương vị từng món, không nhiễm mùi lạ.

Tham khảo: Hướng dẫn cách sử dụng máy xay thịt chi tiết nhất

Hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện Tiger

Hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện Tiger đúng cách

Các nút chức năng cơ bản của nồi cơm điện Tiger Dưới đây là các nút chức năng mà bạn nên biết để sử dụng nồi cơm điện Tiger linh hoạt và dễ dàng hơn: 

Keep Warm/Cancel: Giữ ấm/Hủy

Start: Bắt đầu nấu

Timer: Hẹn giờ nấu

Hour: Điều chỉnh giờ

Min: Điều chỉnh phút

Menu: Lựa chọn và chỉnh các chế độ nấu theo nhu cầu

Plain: Nấu cơm thường/cơm trắng

Synchro - Cooking: Nấu cơm và hâm/hấp thức ăn đồng thời

Quick: Nấu nhanh

Sweet- Mixed: Nấu xôi/cơm trộn

Porridge: Nấu cháo

Multigrain: Nấu ngũ cốc

Brown: Nấu cơm gạo lứt

Slow Cook - Steam: Nấu chậm, điển hình như làm món hầm

Cách sử dụng nồi cơm điện Tiger

Bước 1: Đong lượng gạo cần thiết cho bữa ăn của gia đình rồi cho vào lòng nồi.

Bước 2: Mang gạo đi vo sạch và đong nước phù hợp với lượng gạo. 

Bước 3: Sau khi cho lòng nồi và đậy nắp lại, chọn nút Menu. Nhấn và quan sát màn hình thấy đèn nhấp nháy hoặc có mũi tên đến chữ Plain (nấu cơm thường) thì dừng lại. 

Bước 4: Nhấn chọn nút Start để tiến hành nấu cơm, nồi sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm sau khi cơm chín.

Cách hẹn giờ nấu cơm

Bước 1: Cho lòng nồi đã có gạo cùng lượng nước thích hợp vào nồi cơm rồi cắm điện.

Bước 2: Nhấn nút Timer để hiển thị Timer 1 (hẹn 1 giờ) hay Timer 2 (hẹn 2 giờ) rồi chọn thời gian thích hợp với nhu cầu. 

Bước 3: Nhấn Menu để lựa chọn chương trình nấu. 

Bước 4: Chọn nút Hour (giờ) và Min (phút) để thiết lập thời gian cụ thể. Nút Hour sẽ thay đổi theo từng giờ còn nút Min sẽ thay đổi khoảng 10 phút ở mỗi lần bấm. 

Bước 5: Ấn nút Start để bắt đầu nấu là xong.

Trên đây là toàn bộ gợi ý hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện Tiger chi tiết mà Boggiadung gửi đến bạn. Hãy chia sẻ thêm cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!

Nhận xét